Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

Cây trôm hôi làm trụ tiêu – nọc tiêu bằng cây trôm hôi


Cay trom lam tru tieu, su dung cay trom lam noc tieu, ban giong cay trom lam noc tieu, chuyen giao cong nghe cham soc cay trom lam tru tieu.

Sau khi chuyên trang Nông sản đăng bài “Kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống”, nhiều bạn đọc ở các tỉnh đã có phản hồi trao đổi về việc trồng cây trôm làm trụ sống cho cây tiêu. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xin giới thiệu bài viết Cây trôm làm trụ tiêu đăng tải trên website Giacaphe để phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn công dụng của cây trôm cũng như cách trồng tiêu gắn với cây này.
Được trồng làm trụ tiêu, một chức năng mới của cây trôm trên đất Tây nguyên - Ảnh: Giacaphe
Nếu bây giờ bạn đến đất Bình Thuận, Ninh Thuận thì bạn sẽ gặp nhiều hơn cả là những rừng trôm. Bạn cũng có thể gặp những vườn cây này ở nhiều nơi khác nữa, không chỉ ở miền Trung hay vùng cao Tây Bắc mà kể cả ở ĐBSCL.  Bộ phận có giá trị kinh tế cao nhất của cây trôm là mủ trôm. Ngoài ra lá cây có thể làm thức ăn cho gia súc, thân cây làm gỗ, hạt cây để ép dầu…
Trồng trôm để khai thác mủ tại Ninh Thuận - Ảnh: Giacaphe
Nhưng khi đến với Tây Nguyên, bạn còn thấy cây trôm có một tác dụng đặc biệt khác nữa, đó là làm trụ tiêu. Từ xưa, trụ tiêu thường là những cây gỗ chết, hoặc trụ bêtông, gạch. Gần đây thì là những cây trụ sống như muồng, vông… Nhưng bây giờ bà con nông dân có thể hoàn toàn yên tâm là có một loại cây vừa đảm bảo chức năng để làm cây trụ sống cho cây tiêu, vừa mang lại thêm nguồn thu nhập khác nữa cho bà con, đó là cây trôm. Bà con nông dân vừa có thể trồng cây trôm làm trụ tiêu vừa có thể khai thác những giá trị kinh tế khác.
Khi trồng cây trôm dùng làm trụ tiêu thì bà con chú trọng chủ yếu về kỹ thuật trồng tiêu như khoảng cách cây, kỹ thuật… Thông thường, trồng cây trôm trước từ 1-2 năm rồi mới trồng tiêu, nếu trồng cùng một thời điểm thì phải trồng một cây cọc phụ. Khi cây tiêu leo bám, bà con điều chỉnh hướng leo của ngọn tiêu để chừa ra những khoảng trống cạnh khoảng 4-5cm trên cây trôm để sau này có thể khai thác mủ.
Sau một năm trồng, có thể cho tiêu bắt đầu bám vào thân cây trôm - Ảnh: Giacaphe
Giá hạt giống trôm và cây giống không cao, (cây giống 2.000-2.500 đồng/cây, hạt giống 80.000-150.000 đồng/kg khoảng 500hạt) và hạt giống ươm khoảng 1,5-2 tháng là trồng được.
Trôm là loại cây thân gỗ, sống tốt ở các vùng hạn; gỗ dùng làm bao bì, bột giấy, ván dăm… Mủ trôm, loại nguyên liệu quan trọng dùng trong công nghiệp. Mỗi héc ta đất có thể trồng khoảng 1.000 cây trôm.
----------------------------------------------------------------------------
Nhận cung cấp giống Trôm, chuyển giao công nghệ chăm sóc đạt hiệu quả cao, bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt hướng dẫn sử dụng cây trôm làm nọc tiêu, phát triển mô hình tiêu bền vững… chi tiết liên hệ: 0937300112 gặp Mr.Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét